Theạiliệttừngbịvílàlọthuốcđịangụbài cúng tất niêno Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bại liệt là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu ảnh hưởng trẻ nhỏ. Bệnh tấn công hệ thần kinh, có thể gây liệt cột sống và hô hấp, một số trường hợp có thể tử vong.
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bại liệt trở thành căn bệnh đáng sợ nhất thế giới. Môt vụ dịch lớn ở thành phố New York năm 1916 đã khiến hơn 2.000 người tử vong, vụ dịch nặng nề hơn tại Mỹ năm 1952 đã khiến 3.000 người tử vong. Nhiều người sống sót phải chịu di chứng suốt đời như nẹp chân, đi nạng, ngồi xe lăn, sử dụng thiết bị hỗ trợ thở...
Bối cảnh này đặt ra nhu cầu cấp thiết về vaccine phòng bệnh, chỉ được đột phá khi nhóm 3 nhà khoa học nuôi cấy thành công virus bại liệt trong mô người vào năm 1949, gồm: John Enders, Thomas Weller và Frederick Robbins, cùng làm việc tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ).
Đầu những năm 1950, bác sĩ người Mỹ là Jonas Salk, trở thành người đầu tiên thành công nghiên cứu vaccine bại liệt đường tiêm (IPV) từ virus bất hoạt. Tuy nhiên, trước khi được công nhận, vaccine đã vấp phải sự phản ứng từ cộng đồng. Lý do là vaccine sẽ được thử nghiệm thực địa với sự tham gia của hơn 1,8 triệu người Mỹ.
Chính trị gia địa phương lo lắng thử nghiệm đi chệch hướng, các mũi tiêm có thể gây bệnh thay vì phòng ngừa khiến quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm. Cộng đồng xuất hiện tin đồn rằng các nhà kho trên toàn quốc đang dự trữ quan tài nhỏ màu trắng để chứa thi thể hàng trăm nghìn đứa trẻ thử nghiệm "lọ thuốc địa ngục" của Salk.
Cuộc thử nghiệm thực địa càng đến gần, những tin đồn càng có tác dụng mạnh. Nhiều cộng đồng ở các bang rút khỏi thử nghiệm, buộc ông và Tổ chức Quốc gia về Bệnh bại liệt ở trẻ sơ sinh (tổ chức phi lợi nhuận, đang hỗ trợ Salk) phải thuyết phục từng nhóm cộng đồng tham gia thử nghiệm.
Salk cũng dựa vào các phương tiện truyền thông để thuyết phục, xoa dịu cộng đồng về sự an toàn của mũi tiêm. Tạp chí Timeđánh giá: "Không quá khi nói rằng công chúng đã tin tưởng vào nhà khoa học, người tự mình lên tiếng trên sóng truyền thông và trên trang báo. Và không quá khi nói rằng nhà khoa học đã thành công".
Đến ngày 12/4/1955, sau một năm thử nghiệm, vaccine được tuyên bố là an toàn, hiệu quả và có tác dụng tốt. Cùng ngày, vaccine được cấp phép, bắt đầu được sử dụng trong cộng đồng, thậm chí từng được ủng hộ cung cấp miễn phí cho cộng đồng tuy nhiên bị bác bỏ. Salk cam kết rằng vaccine sẽ được tiếp cận công bằng, hiểu rằng các nỗ lực loại trừ bệnh tật sẽ không hiệu quả nếu không có vaccine phổ cập với chi phí thấp hoặc miễn phí.
Sau đó, 6 công ty tư nhân được cấp phép sản xuất và cung ứng vaccine cho người dân. Tuy nhiên, thị trường chợ đen xuất hiện, khiến chi phí của một liều vaccine tăng lên 10 lần, từ 2 USD lên 20 USD. Việc này gây mâu thuẫn khi tổ chức phi lợi nhuận quyên tiền dựa trên nguồn lực của cộng đồng, trong khi giá thành này khiến chỉ những người khá giả mới tiếp cận được.
Thêm vào đó, có báo cáo cho biết trẻ em phải nhập viện với triệu chứng bại liệt sau khi sử dụng vaccine của Salk. Đến khi có 6 trẻ đã tiêm chủng tử vong, việc tiêm chủng được tạm dừng cho đến khi có thêm thông tin về sự an toàn của vaccine. Trong sự cố này, có tổng cộng 10 trẻ em được tiêm đã tử vong sau khi mắc bại liệt và khoảng 200 trẻ bị bại liệt ở nhiều mức độ.
Chính phủ Mỹ đó sau xác định những trường hợp nói trên có nguồn gốc từ Cutter Labs, một trong sáu công ty được cấp phép sản xuất vaccine bại liệt. Công ty này đã không tuân theo quy trình chi tiết của Salk để sản xuất vaccine, không tiêu diệt virus khi bào chế. Hậu quả là trẻ em bị tiêm vaccine chứa virus sống. Sau đó, việc tiêm chủng được tiếp tục vào giữa tháng 6 với sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ, thêm đạo luật hỗ trợ tiêm phòng bệnh bại liệt.
Trong vòng một năm, 30 triệu trẻ em Mỹ được tiêm vaccine và số ca mắc bệnh bại liệt đã giảm gần một nửa. Đến năm 1961, số ca nhiễm bại liệt ở Mỹ giảm còn 161. Cùng năm này, loại vaccine bại liệt thứ hai (OPV) do nhà virus học Albert Sabin phát triển được công nhận, sau đó được sử dụng tại Tiệp Khắc, Hungary, Cuba... Hiện các vaccine tiếp tục được cải thiện để sử dụng phòng chống bại liệt trên toàn thế giới.
Chi Lê (Theo WHO, Time, The Conversation)