Sxnm

Ngày 20/10, ngày thứ năm của phiên xét xử vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2, các luật s tỷ lệ

【tỷ lệ】Tranh cãi 'một sai phạm bị xét xử hai lần' trong vụ cao tốc Đà Nẵng

Ngày 20/10,ãimộtsaiphạmbịxétxửhailầntrongvụcaotốcĐàNẵtỷ lệ ngày thứ năm của phiên xét xử vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2, các luật sư kiến nghị tòa và cơ quan tố tụng đánh giá lại việc truy tố hai bị cáo Lê Quang Hào và Nguyễn Mạnh Hùng, hai cựu phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong cả hai giai đoạn của vụ án, dù cùng một hành vi sai phạm.

Cụ thể, tháng 12/2021, bị cáo Hào và Hùng, đã bị phạt lần lượt 6 và 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong phiên tòa lần này, hai bị cáo tiếp tục bị truy tố cùng tội danh. Trong phần luận tội ngày 19/10, họ lần lượt bị VKS đề nghị mức án 2-3 năm và 3-4 năm tù.

Phiên tòa bước vào ngày xét xử thứu 5. Ảnh: Danh Lam

Phiên tòa bước vào ngày xét xử thứ 5. Ảnh: Danh Lam

Luật sư Đinh Anh Tuấn, bào chữa cho bị cáo Lê Quang Hào, cũng chính là người đã bào chữa cho bị cáo này trong giai đoạn 1 cho rằng, thân chủ bị thiệt thòi khi cùng một hành vi sai phạm nhưng tách ra thành hai vụ án. Theo luật sư, nguyên tắc được áp dụng trong cả xử lý Đảng viên vi phạm, xử lý hành vi vi phạm hành chính và xử lý hành vi cấu thành tội phạm hình sự, đó là "cùng một hành vi thì không xử lý hai lần".

"Điều tôi muốn nêu ra ở phiên tòa này là, trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra liên tục, kéo dài như trong vụ án này, có thể tham khảo quy định của Đảng để đưa ra một mức hình phạt thỏa đáng và nhân văn. Tức là, không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo, nếu họ có đủ các điều kiện khác để được hưởng án treo", luật sư Tuấn nêu quan điểm.

Về sai phạm của bị cáo Hào khi việc kiểm soát chất lượng nguồn vật liệu, trong phần xét hỏi bị cáo Hào cho biết dự án có 3 đơn vị thí nghiệm độc lập gồm thí nghiệm do nhà thầu thuê, thí nghiệm do tư vấn giám sát thuê và thí nghiệm do Hội đồng nghiệm thu nhà nước thuê.

"Cả ba đơn vị đều báo cáo chất lượng nguồn vật liệu bảo đảm. Đây là một điều khó hiểu và thực sự bất cập với trách nhiệm của chủ đầu tư, cụ thể là trách nhiệm của bị cáo Hào", luật sư bào chữa.

Riêng việc không tổ chức nghiệm thu tổng thể mặt đường, tháng 1/2018, bị cáo lúc này đã được rút ra khỏi nhiệm vụ trực tiếp phụ trách dự án khi mặt đường còn thi công chưa xong nên trách nhiệm của ông trong việc này cần được đánh giá lại.

Về phần bồi thường thiệt hại, luật sư đề nghị HĐXX chấp nhận quan điểm của nguyên đơn dân sự VEC, đó là không yêu cầu các bị cáo thuộc VEC phải bồi thường thiệt hại.

Ngày 19/10, cựu phó tổng giám đốc VEC Nguyễn mạnh Hùng bị VKS đề nghị 3-4 năm tù. Ảnh: Tiến Nguyên

Ngày 19/10, cựu phó tổng giám đốc VEC Nguyễn mạnh Hùng bị VKS đề nghị 3-4 năm tù. Ảnh: Tiến Nguyên

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Đình Hưng và luật sư Chu Mạnh Cường, cùng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc thân chủ bị xét xử hai lần là "chồng lấn, lặp lại", do đó cần xem xét lại.

Theo các luật sư, trong vụ án, tài liệu điều tra chứng minh có 3 pháp nhân giao kết hợp đồng xây dựng với nhau, cam kết trách nhiệm trên cơ sở chức năng của mình để thực hiện hoàn thành dự án Xây dựng đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Song quá trình thực hiện, các bên đều không thực hiện đúng cam kết nghĩa vụ dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Luật sư do đó đề nghị xử lý vụ án theo quan hệ dân sự.

Trước đó, hai cựu phó tổng giám đốc VEC đều thừa nhận đã hiểu ra sai phạm song cho rằng đó là "sự cố ngoài ý muốn". Các ông cùng đồng nghiệp nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không thể tránh khỏi sai sót, "vô tình phạm tội vì kiến thức còn nông cạn".

Hai cựu phó tổng giám đốc VEC khẳng định dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi "là thống nhất" nên "không hiểu sao bị cơ quan điều tra tách ra làm 2 giai đoạn để xử lý", dẫn đến bị xét xử tới hai lần cùng một sai phạm.

Nhiều luật sư cho rằng việc VKS đề nghị các bị cáo bồi thường cho VEC là chưa thỏa đáng. Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga, bào chữa cho bị cáo Hoàng Việt Hưng, cựu giám đốc Ban quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cho rằng VKS vừa buộc 22 bị cáo phải bồi thường và các nhà thầu thi công phải bồi hoàn sẽ giúp VEC nhận được gấp đôi số thiệt hại, tức 920 tỷ đồng.

Đại diện VKSND Hà Nội tại tòa. Ảnh: Tiến Nguyên

Đại diện VKSND Hà Nội tại tòa. Ảnh: Tiến Nguyên

Luật sư Nga nói nếu tòa tuyên phần dân sự như Viện kiểm sát đề nghị sẽ không hợp lý, không đúng quy định của pháp luật khi VEC sẽ nhận được cả bồi thường lẫn bồi hoàn. Trong khi đó, chính doanh nghiệp này trong vai trò nguyên đơn dân sự đã yêu cầu các nhà thầu bồi thường, không phải các bị cáo.

Tại giai giai đoạn 1 của vụ án, với hậu quả hơn 800 tỷ đồng, HĐXX không yêu cầu các bị cáo bồi thường cho VEC, mà dành quyền khởi kiện các nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại trong một phiên tòa dân sự khác. Các nhà thầu tại dự án cũng nhất trí với quan điểm trên.

Tại giai đoạn 2 đang xét xử, dù chủ đầu tư, VEC và các nhà thầu vẫn nêu quan điểm "không buộc các bị cáo bồi thường", song trong bản luận tội hôm qua, VKSND Hà Nội không đồng tình. Cụ thể, VKS vẫn đề nghị HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi thường thiệt hại tại 5 gói thầu, tổng trị giá 460 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài hơn 139 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi, khởi công ngày 19/5/2013, tổng vốn đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2021, giai đoạn I của vụ án đã được xét xử, liên quan 65 km không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại 811 tỷ đồng. Tại giai đoạn 2 đang được xét xử, đoạn cao tốc 72 km từ TP Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi bị VKS quy kết chất lượng không đạt yêu cầu, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước 460 tỷ đồng.

Ngày mai, phiên tòa bước sang ngày xét xử thứ 6.

Mức án VKS đề nghị cho 22 bị cáo

Thanh Lam

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap