Sxnm

Chiều nay 15.12,Bộ Y tếtổ chức họp báo thông tin v& xsmn t4

【xsmn t4】Khẩn trương phân bổ vắc xin trước nguy cơ dịch bệnh mùa đông

Chiều nay 15.12,ẩntrươngphânbổvắcxintrướcnguycơdịchbệnhmùađôxsmn t4 Bộ Y tế tổ chức họp báo thông tin về công tác y tế với các công việc trọng tâm về khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh mùa đông - xuân.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A/H5N1, Covid-19 tại một số quốc gia trong khu vực. 

Khẩn trương phân bổ vắc xin trước nguy cơ dịch bệnh mùa đông – xuân bùng phát - Ảnh 1.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm dịch bệnh mùa đông - xuân

BỘ Y TẾ

Thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà... Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Covid-19 rải rác tại các địa phương

Bộ Y tế cho hay, tại Việt Nam, Covid-19 vẫn đang được kiểm soát, số mắc ghi nhận thấp, phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.

Để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19, giai đoạn 2023 - 2025, trong đó có phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Đối với cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, trong năm 2023, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc ở người.

Tuy nhiên, theo Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở các địa phương. Thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường hiện nay là điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển. Để chủ động ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống.

Khẩn trương phân bổ vắc xin cho trẻ nhỏ

Bộ Y tế cho biết, sáng 14.12, bộ này đã tiếp nhận, thông báo kế hoạch tổ chức tiêm chủng 490.600 liều vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, do Chính phủ Úc viện trợ.

Ngay tối nay 15.12, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE) sẽ nhận số vắc xin này tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) và phân bổ cho 63 tỉnh, thành để tổ chức tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 từ tháng 12.2023. Dự kiến số vắc xin này đủ sử dụng từ 1 - 2 tháng tới.

 Theo PGS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng NIHE, vắc xin phân bổ sẽ căn cứ nhu cầu theo đề xuất và thực tiễn triển khai của 63 tỉnh/thành, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương ưu tiên vắc xin để tiêm chủng trẻ chưa được tiêm mũi 1 vắc xin 5 trong 1. Ưu tiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi rồi đến trẻ lớn hơn, bao gồm trẻ trên 12 tháng tuổi; tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho những trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi, bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

Với số vắc xin được chính phủ Úc hỗ trợ, các địa phương sẽ triển khai theo thứ tự ưu tiên nêu trên, chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ cấp vắc xin phù hợp với số trẻ. Vắc xin sẽ được cung ứng tới 63 tỉnh/thành phố, đặc biệt cho các tỉnh miền múi, vùng sâu vùng xa.

Các địa phương sẽ tổ chức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt tuân thủ thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm.

Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.

Ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 

Bộ Y tế


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap