Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 17/10 thông báo Mỹ đã chuyển giao Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) cho Ukraine như cam kết trước đó của Tổng thống Joe Biden. Ông cho biết tên lửa "đã thể hiện được năng lực và độ chính xác",ẫutênlửatầmxacóthểgiúpUkrainekhoétsâuhậucứgalaxy s22 ultra song không nêu rõ mục tiêu bị hệ thống tên lửa này tập kích.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson sau đó xác nhận nước này đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine. "Chúng tôi tin rằng ATACMS sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine mà không làm suy giảm năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ", bà nói.
Quân đội Ukraine ngày 17/10 công bố video cho thấy tổ hợp pháo phản lực HIMARS liên tiếp phóng ba Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) từ một rặng cây trong đêm. Đây là lần đầu tiên Ukraine sử dụng loại tên lửa tầm xa do Mỹ viện trợ này trong chiến sự với Nga.
Giới chuyên gia nhận định những quả tên lửa ATACMS này đã được Ukraine sử dụng để tập kích sân bay gần thành phố Lugansk ở miền đông và Berdyansk ở miền nam, gần biển Azov. Quan chức do Moskva bổ nhiệm tại tỉnh Zaporizhzhia cũng thông báo phòng không Nga đã đánh chặn một tên lửa ATACMS nhằm vào Berdyansk, dường như xác nhận thông tin trên.
Mỹ và Ukraine không công bố số lượng tên lửa ATACMS được chuyển giao, cũng như đây là biến thể nào, ngoại trừ việc nó có tầm bắn 165 km. Truyền thông Mỹ dẫn lời hai quan chức giấu tên cho biết Washington đã cung cấp tổng cộng 20 quả tên lửa ACTAMS cho Ukraine.
Hình ảnh chụp sân bay ở thành phố Berdyansk sau cuộc tập kích cho thấy nhiều quả đạn con M74 chưa phát nổ trên mặt đất. Cùng với thông tin về tầm bắn 165 km, giới chuyên gia cho rằng đây là biến thể ATACMS cũ M39.
M39 là phiên bản sử dụng đạn chùm của tên lửa ATACMS, được sản xuất vào đầu những năm 1990. Nó có trọng lượng gần 2 tấn, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, đầu đạn chứa 950 quả đạn con M74, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính.
Tên lửa này có thể được khai hỏa từ nhiều bệ phóng như pháo phản lực HIMARS và MLRS M270 trong biên chế quân đội Ukraine. Khi kích nổ, tên lửa phát tán các quả đạn con trên diện tích gần 110 km2.
Dù không phải là biến thể ATACMS hiện đại nhất, M39 vẫn cho phép Ukraine tập kích mục tiêu xa gấp hai lần so với các loại rocket của pháo phản lực HIMARS và MLRS M270 mà Kiev được viện trợ.
Theo các quan chức cấp cao Ukraine, tên lửa ATACMS sẽ cho phép quân đội nước này phá vỡ tuyến tiếp tế, tập kích căn cứ không quân và mạng lưới đường sắt tại các khu vực Nga đang kiểm soát mà trước đây họ không thể đánh trúng.
Đại úy Volodymyr Omelyan, cựu Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine, nhận định đây là vũ khí có thể "thay đổi cục diện chiến trường" và cứu giúp nhiều sinh mạng binh lính Ukraine.
Theo Joseph Trevithick, chuyên gia quân sự của Drive, M39 là tên lửa đạn đạo, có thể phóng về mục tiêu với vận tốc nhanh và từ độ cao lớn. Cơ chế phát tán đạn con trên diện tích rộng khiến nó khó bị đánh chặn hơn so với các vũ khí dùng đầu đạn đơn nhất mà Ukraine thường dùng để tập kích hậu phương Nga, như tên lửa hành trình Storm Shadows/SCALPS, tên lửa diệt hạm Neptune và UAV tự sát.
Cũng nhờ đặc tính gây sát thương trên diện rộng, M39 là vũ khí thích hợp để tấn công các mục tiêu như sân bay. Trevithick cho rằng chỉ cần vài quả ACTAMS là đủ tiêu diệt tất cả máy bay đậu ngoài trời ở căn cứ, bởi khi một phi cơ mang theo bom đạn phát nổ, nó sẽ tạo ra vụ nổ liên hoàn, phá hủy mọi thứ xung quanh.
Trong loạt vụ tập kích vào sân bay Nga hôm 17/10, giới chức Ukraine tuyên bố phá hủy tổng cộng 9 trực thăng, một hệ thống phòng không và một kho chứa đạn. Tài khoản Fighter Bomber của một phi công tiêm kích Nga cho biết đây là một trong những "đòn đánh nghiêm trọng nhất" mà nước này hứng chịu từ đầu chiến sự, nhấn mạnh rằng Moskva chịu tổn thất "cả về con người và công nghệ".
"Phần lớn căn cứ Nga ở Ukraine đang bị đe dọa bởi một loại vũ khí hiệu quả cao, khó bị đánh chặn và có sức sát thương rộng", Trevithick nhận định, thêm rằng tên lửa M39 có thể được dùng để tấn công lực lượng Nga ở phía bắc bán đảo Crimea.
Fabian Hoffmann, nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo, Na Uy, cho rằng mối đe dọa từ tên lửa ATACMS dùng đạn chùm sẽ khiến Nga phải phân tán khí tài, đưa máy bay, trực thăng ra xa tiền tuyến, nằm ngoài tầm bắn của tên lửa. Điều này làm giảm hiệu quả phòng không, gây thêm áp lực lên hệ thống hậu cần, cũng như ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của không quân Nga.
"Việc Nga phải rút các khí tài quan trọng về nơi an toàn sẽ hạn chế đáng kể khả năng tác chiến của chúng. Điều này đặc biệt đúng với trực thăng, phương tiện có tầm hoạt động ngắn, và cả các hệ thống phòng không, vũ khí cần phải ở gần mục tiêu mới có thể phát huy hiệu quả", chuyên gia Trevithick cho biết.
Không quân Nga là một rào cản lớn đối với chiến dịch phản công đang diễn ra của Ukraine. Trực thăng và chiến đấu cơ Nga thường xuyên quần thảo trên chiến trường, khiến quân đội Ukraine gặp khó khăn trong việc tập trung lực lượng trên một hướng tấn công cụ thể. Việc Moskva đánh mất ưu thế trên không sẽ tạo điều kiện để Kiev đẩy nhanh đà tiến công trong thời gian tới.
Dù đem lại nhiều lợi thế trên chiến trường cho Ukraine, tên lửa M39 vẫn có một số điểm yếu. Theo RT, việc sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính khiến tên lửa M39 dễ gặp sai sót trong quá trình điều hướng, trong đó độ chính xác tỷ lệ nghịch với khoảng cách bắn. Nó cũng đòi hỏi quá trình điều chỉnh khá lâu trước khi phóng, gây ảnh hưởng tới tốc độ triển khai kế hoạch tập kích.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 18/10 thừa nhận tên lửa ATACMS Mỹ chuyển giao Ukraine là "mối đe dọa" đối với lực lượng Nga, song khẳng định quân đội nước này có thể tìm ra cách đối phó. "Nó sẽ không thể thay đổi tình trên trên tiền tuyến", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Phạm Giang(Theo Newsweek, Drive, Forbes, RT)