Sxnm

Gần đây, một số trường ĐH phải thực hi̓ tỷ lệ cá cược

【tỷ lệ cá cược】Thêm một số trường đại học khuyết hiệu trưởng


Gần đây,êmmộtsốtrườngđạihọckhuyếthiệutrưởtỷ lệ cá cược một số trường ĐH phải thực hiện việc giao nhiệm vụ phụ trách trường cho phó hiệu trưởng trong bối cảnh bị khuyết hiệu trưởng.

Trường ĐH Văn hóa TP.HCM có Phó hiệu trưởng phụ trách

Hội đồng trường Trường ĐH Văn hóa TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 vừa công bố và trao nghị quyết giao nhiệm vụ phụ trách trường cho tiến sĩ Trịnh Đăng Khoa, Phó hiệu trưởng nhà trường. Nghị quyết này được ký vào ngày 28.11 trong thời gian kiện toàn nhân sự hiệu trưởng của trường.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh trường khuyết nhân sự hiệu trưởng kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của trường, trong đó có việc chi trả lương và thu nhập cho viên chức, người lao động. Việc giao nhiệm vụ trên nhằm đảm bảo hoạt động của trường, có người đứng tên chủ tài khoản của đơn vị, thực hiện việc ký bằng và chứng chỉ cho người học.

Ông Trịnh Đăng Khoa (48 tuổi, quê An Giang) tốt nghiệp cử nhân văn hóa quần chúng tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Ông được Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cử đi học ở Nga và nhận bằng thạc sĩ hoạt động văn hóa xã hội của Trường ĐH Tổng hợp quốc gia văn hóa và nghệ thuật Moscow. Sau đó, ông lấy bằng tiến sĩ văn hóa học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Trước khi đảm nhiệm cương vị mới, ông Khoa làm Phó hiệu trưởng và trước đó là Trưởng khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật từ năm 2011.

Thêm một số trường đại học bị khuyết hiệu trưởng - Ảnh 1.

Tiến sĩ Trịnh Đăng Khoa vừa được giao nhiệm vụ Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

HCMUC

Đến nay, Ban giám hiệu Trường ĐH Văn hóa TP.HCM hiện có 2 người, gồm: tiến sĩ Trịnh Đăng Khoa, Phó hiệu trưởng phụ trách và tiến sĩ Lê Thị Thanh Thủy, Phó hiệu trưởng. Trường hiện chưa có hiệu trưởng sau khi ông Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, nghỉ hưu từ ngày 1.10 do hết tuổi quản lý. Trường vẫn chưa được cơ quan chủ quản là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nhân sự hiệu trưởng theo nghị quyết của Hội đồng trường do nhân sự được giới thiệu có đơn thư nặc danh tố cáo.

Trường ĐH Quốc tế hiện chỉ có 1 phó hiệu trưởng phụ trách

Gần đây nhất, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng rơi vào tình trạng khuyết vị trí hiệu trưởng. Thông tin từ nhà trường, PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường bắt đầu từ ngày 1.9. Ông Vũ hiện là nhân sự duy nhất thuộc Ban giám hiệu Trường ĐH Quốc tế, sau khi PGS-TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng 8. PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ có quyết định bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế từ tháng 7.2020. 

Trước khi bị rơi vào tình trạng khuyết hiệu trưởng, Ban giám hiệu trường ĐH Quốc tế gồm 3 nhân sự: PGS-TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng; PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ và GS-TS Lê Văn Cảnh đều là phó hiệu trưởng.

PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ (51 tuổi, quê Phú Thọ) tốt nghiệp tiến sĩ ngành vi điện tử tại Viện Bách khoa Grenoble (Pháp). Trước khi được bổ nhiệm, ông Vũ là giảng viên khoa Công nghệ thông tin, Phó trưởng khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa; Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trưởng ban đại học ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thêm một số trường đại học bị khuyết hiệu trưởng - Ảnh 2.

PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ hiện là Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)

HCMIU

Trong khi đó, tình trạng không có hiệu trưởng kéo dài đã diễn ra ở một số trường ĐH khác, như Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ban giám hiệu nhà trường hiện chỉ có 2 người, trong đó PGS-TS Ngô Quốc Đạt làm Phó hiệu trưởng phụ trách và PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc làm Phó hiệu trưởng. Tình trạng không có hiệu trưởng của trường này đã kéo dài từ tháng 7.2020, sau khi hiệu trưởng cũ chuyển qua làm Chủ tịch Hội đồng trường. 

Tương tự, sau khi hiệu trưởng cũ nghỉ hưu, từ đầu năm 2021 đến nay Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng trong tình trạng khuyết hiệu trưởng. Theo nghị quyết của Hội đồng trường, một trong số 3 phó hiệu trưởng được giao quyền hiệu trưởng cho đến khi có quyết định về nhân sự hiệu trưởng.

Trước đó, nhiều trường ĐH khác cũng rơi vào tình trạng tương tự khi không có hiệu trưởng mới ngay thời điểm hiệu trưởng cũ hết nhiệm kỳ. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này diễn ra khi các trường ĐH bắt đầu thực hiện luật Giáo dục ĐH mới yêu cầu trên cơ sở thành lập hội đồng trường mới thực hiện quy trình đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận hiệu trưởng.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap