Sxnm

Hướng dẫn không mới so với cách các trườ vitamin e có tác dụng gì

【vitamin e có tác dụng gì】'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo

Hướng dẫn không mới so với cách các trường đang làm

Một lãnh đạo Trường THCS Thái Thịnh (Q.Đống Đa,ỡrốitíchhợpnhưngvẫncònnguyênnhiềunỗvitamin e có tác dụng gì Hà Nội) cho rằng hướng dẫn của Bộ cơ bản không có gì mới so với cách mà các trường đang làm, tuy nhiên chi tiết hơn, đề cập rõ số tiết và nhiệm vụ của từng giai đoạn.

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 1.

Một buổi học môn tích hợp khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM

ĐÀO NGỌC THẠCH

Bà Nguyễn Thị Hương Ly, giáo viên (GV) môn địa lý Trường THCS Minh Khai (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chia sẻ công văn hướng dẫn mới của Bộ GD-ĐT cho GV biết giới hạn mỗi chương bao nhiêu tiết rất rõ ràng, không như trước ai thích dạy thành mấy tiết cũng được. Tuy nhiên, một số nội dung đã thực hiện rồi nhưng bây giờ mới có công văn.

Do vậy, một số GV cho rằng hướng dẫn này quá chi tiết theo kiểu "cầm tay chỉ việc" và đang có vẻ đi ngược với chủ trương "cởi trói" cho GV.

Một GV dạy lịch sử của một trường THCS ở TP.Bắc Giang (Bắc Giang) nhận xét: hướng dẫn của Bộ có vẻ rất dài, rất chi tiết nhưng tựu trung lại với môn lịch sử và địa lý thì chỉ cần hiểu là GV dạy phân môn nào thì vẫn dạy và ra đề kiểm tra phân môn đó. Như vậy, chẳng có gì mới so với các trường đang làm hơn 2 năm qua, nghĩa là tuy tích hợp nhưng thực ra chỉ là gộp lại 2 môn lịch sử và địa lý thành một môn và chung nhau một cuốn sách giáo khoa (SGK) với 2 phần tách biệt.

Theo nhiều GV, hướng dẫn ấy chỉ có ý nghĩa "chữa cháy" trong một thời gian nhất định nào đó chứ không giải quyết được tận gốc của vấn đề mà môn tích hợp đang khó khăn nhất là thiếu GV và chương trình, SGK chưa thực sự tích hợp.

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 2.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm trong một buổi học tích hợp môn sử-địa

ĐÀO NGỌC THẠCH

GV dạy tích hợp bao giờ mới có !

Lãnh đạo một trường THCS ở Q.Tây Hồ (Hà Nội) cho biết nhìn lại 3 năm tổ chức dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên cấp THCS ở Hà Nội, năm đầu tiên cho phép các trường dạy như 3 môn riêng rẽ, nghĩa là cứ đến phân môn hóa thì GV hóa lên lớp, đến phân môn sinh thì GV sinh dạy... thời khóa biểu cũng không thay đổi so với trước. Tuy nhiên, đến năm thứ hai thì Hà Nội yêu cầu phải dạy theo mạch kiến thức, phải dạy liền mạch. Điều này dẫn đến thực tế là học sinh lớp 6 sẽ học hết mạch kiến thức của môn lý rồi mới chuyển sang hóa, sinh… Như vậy, đến lớp 7 học sinh mới quay lại học tiếp môn lý thì kiến thức nền tảng của môn lý ở lớp 6 đã rơi rụng gần hết.

Ngoài ra, do dạy dồn dập theo mạch kiến thức nên trong một môn khoa học tự nhiên, có dồn hết GV dạy môn hóa của cả trường cho các lớp học theo chương trình mới là lớp 6, 7, 8 cũng không thể đủ GV. Hơn nữa, đến năm thứ 3 thực hiện chương trình 2018 nên có thể có tới 40 lớp của 3 khối học đến mạch kiến thức của môn hóa hoặc lý, sinh cùng một lúc trong khi những GV ở phân môn còn lại thì mỗi tuần chỉ 1 - 2 tiết chủ nhiệm, chào cờ…

Vì thế, các trường phải tìm mọi cách xoay xở, định mức GV dạy không quá 19 tiết/tuần thì cũng chỉ có thể tăng lên đến 25 tiết/tuần. Phần thiếu còn lại sẽ phải hợp đồng "thời vụ" với GV còn thiếu. Ví dụ, trong hơn 1 tháng dạy phân môn vật lý thì sẽ hợp đồng với GV vật lý ở ngoài; hết môn lý lại hợp đồng tương tự với các phân môn còn lại.

Đến bao giờ có đủ GV được đào tạo bài bản để dạy tích hợp thì câu trả lời còn bỏ ngỏ. Đến năm học này nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, khi tuyển dụng GV cho cấp THCS cũng vẫn tuyển GV đơn môn (lý, hóa, sinh, sử, địa) chứ chưa hề tuyển GV dạy môn khoa học tự nhiên hay tuyển GV dạy môn lịch sử và địa lý.

Điều này có nghĩa là nguồn tuyển GV dạy tích hợp được đào tạo bài bản là chưa hề có và cứ tuyển GV đơn môn vào biên chế như vậy thì câu chuyện không có GV dạy tích hợp hoặc GV đơn môn phải đi bồi dưỡng để dạy tích hợp không biết bao giờ mới có hồi kết.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nói về "2 con đường" cho môn tích hợp cũng cho rằng: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, "đây là vấn đề cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong".

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 3.

Giáo viên triển khai cho học sinh các bước trong giờ học tích hợp

ĐÀO NGỌC THẠCH

Chương trình, SGK không tích hợp đúng nghĩa

Vị lãnh đạo trường THCS ở Q.Tây Hồ cũng cho rằng hướng của Bộ với môn khoa học tự nhiên theo hướng dạy theo mạch kiến thức của từng phân môn cũng cho thấy bản thân người thiết kế chương trình, SGK môn khoa học tự nhiên cũng không hề tích hợp nên mới có tình trạng học hết phân môn này là có thể đứt đoạn để dạy phân môn kia. Tích hợp thực sự thì kiến thức của các môn phải thực sự tích để hợp với nhau chứ không thể tách bạch hết phân môn này đến phân môn kia như vậy.

Còn với môn lịch sử và địa lý, tuy là một môn nhưng hướng dẫn thì vẫn tổ chức dạy học không khác gì 2 môn độc lập, dạy song song với 2 GV của 2 môn khác nhau. Một GV đặt câu hỏi: "Tôi không hiểu tại sao phải gộp chung vào để làm gì vì khi GV đi tập huấn, chính nhóm tác giả biên soạn sách cũng không có tác giả nào bồi dưỡng cho GV được tất cả các phân môn".

Theo nhiều ý kiến, đành rằng tích hợp thì nhà trường nhận khó về việc sắp xếp thời khóa biểu, bố trí GV nhưng họ phải thấy được việc mình đang làm dù vất vả nhưng nó sẽ có hiệu quả gì so với dạy đơn môn như trước kia. Đằng này, khó khăn, rối rắm hơn nhưng kết cục là vẫn phân môn nào lo thực hiện thật tốt phân môn đó. Vậy "tích" vào với nhau để làm gì hay chỉ để phức tạp hóa vấn đề hơn?

Về nội dung SGK môn lịch sử và địa lý lớp 6, 7, 8, các tác giả viết cũng phân chia hai phần riêng biệt, không có bất kỳ sự gắn kết kiến thức hay tích hợp nào. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ cũng được Bộ hướng dẫn: "Phải phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn" thì cũng đồng nghĩa bài kiểm tra thường xuyên của phân môn nào phân môn đó kiểm tra. Đến bài định kỳ thì đề kiểm tra được gộp 2 phân môn lại chung 1 đề. Thế nhưng, hiệu trưởng phải "phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ".

Trước đó, không ít nhà giáo và chuyên gia môn lịch sử cũng gọi việc tích hợp môn lịch sử và địa lý thành một môn học như hiện nay là một cuộc "cưỡng hôn" và mong Bộ GD-ĐT sớm cho 2 phân môn này "ly hôn" để tránh những rắc rối không đáng có như hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đọc hướng dẫn của Bộ về dạy học tích hợp thì các nhà giáo cho rằng những bất cập của tích hợp vẫn còn nguyên.

Thi học sinh giỏi, thi vào chuyên lớp 10 thế nào ?

Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học với môn tích hợp vốn đã khó khăn nhưng nhiều ý kiến chỉ ra rằng khi HS lên lớp cấp THPT sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra. HS từ lớp 10 được học phân hóa, được tự chọn môn học. Cụ thể, ngoài môn lịch sử thì tất cả các phân môn trong các môn tích hợp ở THCS đều là đơn môn tự chọn khi lên THPT. Đặc biệt, với kỳ thi HS giỏi THCS cấp tỉnh thì lâu nay vẫn tổ chức thi đơn môn, khi HS học chương trình giáo dục phổ thông mới đến lớp 9 thì kỳ thi này sẽ tiến hành thế nào? HS có năng lực, sở trường ở một số phân môn muốn được bồi dưỡng để thi chuyên khi vào lớp 10 sẽ ra sao? Thực tế, yêu cầu HS phải giỏi xuất sắc cả 2 - 3 phân môn là yêu cầu quá cao, còn nếu thi đơn môn thì đi ngược với chủ trương dạy tích hợp.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap